Sunday, October 9, 2016

Nhà có nhiều góc vuông, góc xéo và cách hóa giải

Trong các ngôi nhà, mọi không gian đều có những góc cạnh gây ra va chạm, tiềm ẩn các bất lợi cần hoá giải.

20150327184410 1 Nhà có nhiều góc vuông, góc xéo và cách hóa giải
Tại các góc khuất hay góc nhọn, đặt cây xanh là giải pháp hữu hiệu vừa giảm góc kẹt vừa tăng sinh khí cho nhà – Ảnh minh họa.

Trước hết cần xác định rõ về khái niệm góc vuông hay góc xéo trong nhà là tốt xấu về phong thuỷ ra sao. Góc vuông thì rõ ràng là… vuông vức, còn góc xéo thì… xéo góc, hai điều này khác nhau, làm sao có thể đánh đồng với nhau được. Có lẽ vấn đề các gia chủ quan tâm không phải là góc cạnh bao nhiêu độ, vuông hay xéo, mà là việc hiện diện các góc cạnh (lồi hoặc lõm) ảnh hưởng thế nào đến không gian sống và phong thuỷ.
>> xay khach san mini

Đã gọi là góc cạnh thì dù là góc vuông hay góc nhọn đều tiềm ẩn các va chạm trong quá trình sử dụng. Nhiều siêu thị, sân bay, bệnh viện đã phải dùng các thanh nẹp, miếng bo mềm gắn ở góc tường và cột để tránh cho khách va chạm hàng ngày khi qua lại. Sau khi xây dựng hoàn thiện, các góc cạnh có thể tồn tại dưới rất nhiều dạng, từ phần cứng đến phần mềm đồ đạc như bàn ghế, tủ kệ. Về mặt phong thuỷ, góc cạnh nhọn hoặc vuông lồi ra nhiều sẽ làm chuyển hướng dòng khí lưu chuyển trong hoặc ngoài nhà, sinh hoạt không thuận lợi, gây tâm lý bất an. Và ngược lại, những góc khuất hay góc lồi nhưng không tiếp xúc thường xuyên thì không có gì phải lo ngại.


Về mặt tích cực, các góc cạnh tạo thành hình khối, tạo mảng âm dương lồi lõm, bề mặt công trình ít đơn điệu, tạo bóng nắng hay ánh sáng nhân tạo đổ lên các bề mặt phong phú hơn. Nhưng khi các góc cạnh hướng vào không gian sống thì lại gây nên ít nhiều bất lợi về phong thuỷ. Cha ông ta thường có câu kiêng kỵ “góc ao đao đình” là để khuyên khi làm nhà dựng cửa nên tránh các góc nhà, góc ao hồ bên ngoài hướng vào cửa chính của nhà mình. Vì khi xảy ra trường hợp này thì những lối đi lại, luồng gió mạnh nương theo hình khối bên ngoài tác động vào nhà sẽ nhiều hơn, về cảnh quan chung cũng là sự xô lệch bất an hơn. Đi sâu vào phòng ốc, những góc tủ, góc cửa hay góc tường lồi, khi hướng vào vị trí các không gian cần tĩnh (như giường ngủ, bàn làm việc, ghế thư giãn…) sẽ làm không gian lồi thụt thiếu vuông vức, gia chủ cảm thấy dễ va chạm, nhiều ngóc ngách và khó kê xếp đồ đạc được như ý. Để khắc phục các góc cạnh thì cần lưu ý và hình dung ra chúng trước khi xây dựng, bài trí đồ đạc. Nói nôm na là làm cho ngôi nhà trở nên vuông hơn, “mềm” hơn bằng các thủ pháp khác nhau.

Với không gian bên ngoài nhà, khi chọn đất chọn nhà cần lưu ý tránh “góc ao đao đình”, điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi ta đứng từ bên trong cuộc đất hay trong nhà nhìn ra ngoài. Công trình hoặc vật thể bên ngoài có góc chĩa vào càng lớn, càng gần thì nguy cơ gây ra xung sát càng cao, càng cần ngôi nhà của mình phải tạo được khoảng lùi, hoặc dùng mảng cây cối che chắn để giảm bớt góc cạnh, sao cho mở cửa ra không thấy các góc đó nữa. Cũng có thể đặt chậu cây lồi ra hoặc dùng gương phản chiếu bên ngoài nhà. Đó có thể là một gương cầu lồi hoặc một tấm kim loại sáng bóng để tạo tác dụng đẩy luồng khí xấu lưu chuyển nhanh ra khỏi nhà mình (theo kinh nghiệm dân gian).

Đối với nội thất, cách xử lý cũng nên quan tâm từ phần thô. Nên nhận thức rằng không phải căn phòng trống vuông vức về phần thô sẽ có lợi, mà phải là căn phòng sau khi bố trí đầy đủ đồ mà trở nên vuông vức thì sẽ tốt hơn, tất nhiên chữ “vuông vức” nên hiểu là các khoảng trống đi lại và giao tiếp, có thể căn phòng méo nhưng phần sinh hoạt vuông là ổn. Muốn vậy thì cần hình dung hết công năng sử dụng, để có thể tính toán các tủ âm hay kệ rời, mua sắm bàn ghế… sao cho tránh được góc lồi vật dụng và cột, tường chĩa vào giường ngủ, vào nơi sinh hoạt hoặc vướng lối đi. Nếu có các góc cạnh không thể tránh thì nên làm “mềm hoá” bằng cách vạt góc tường một chút, bo tròn, xây tường đôi (hai lớp tường gạch) phủ qua cột, làm tủ âm che khuất góc…

Nếu nhà đã cố định khó tác động được vào các phần cứng, thì nên bổ sung các vật trang trí có tính “mềm dịu” như chậu cây kiểng, tượng tròn hoặc bình gốm trước vị trí có góc cạnh nhằm giảm tiếp xúc trực tiếp với điểm va chạm, và làm chậm, làm nhẹ luồng khí lưu chuyển nhanh. Các thiết kế nội thất bằng vách thạch cao uốn lượn, trụ gỗ tròn cũng có hiệu quả đáng kể trong không gian cứng nhắc, tuy nhiên cần có chuyên gia tư vấn cụ thể.

Công ty xây dựng nhà biệt thư


Kích thước cổng phải tương quan với kích thước nhà

Dưới góc nhìn phong thủy, cổng nhà có vai trò rất quan trọng, là nơi đón khí và dẫn khí từ ngoài đường vào trong nhà.

Nguyên tắc đầu tiên khi thiết kế cổng là phải phù hợp với kích thước của nhà chính. Vì sao vậy?

Nhà tôi nhỏ nhưng làm cổng lớn để xe ô tô vào cũng như ở địa phương này có sở thích làm cổng to. Nay tôi đọc được thông tin, khi làm nhà, nên cân đối tỷ lệ giữa diện tích nhà và cổng chính. Không nên thiết kế cổng chính quá lớn so với diện tích căn nhà. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà mà còn khiến chủ nhà bị hao tài, tán của… Vậy tôi có cần sửa lại cổng không? Khi thiết kế cổng cần lưu ý những điểm gì về phong thủy?

>> vận chuyển hàng hóa
Nguyễn Minh Quyền, Nghệ An chia sẻ.

cong nha dep 1 Kích thước cổng phải tương quan với kích thước nhà

Trả lời

Dưới góc nhìn phong thủy, cổng nhà có vai trò rất quan trọng, là nơi đón khí và dẫn khí từ ngoài đường vào trong nhà. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên khi thiết kế cổng là phải phù hợp với kích thước của nhà chính. Nếu cổng quá lớn, quá rộng sẽ khiến khí bị phân tán, không tụ được để dẫn vào các không gian bên trong. Ngược lại cổng quá nhỏ sẽ không tiếp đủ khí cho ngôi nhà.

Ngoài kích thước thì khi thiết kế cổng cần quan tâm nhiều đến vị trí đặt cổng, kiểu dáng cũng như đường dẫn từ cổng vào nhà. Cổng tốt vừa phải đặt ở vị trí vượng “khí” đón được khí bên ngoài tạo ra từ các luồng giao thông vừa phải, tránh được những xung sát từ bên ngoài như góc nhọn của nhà đối diện, đối diện cột điện, cây to…

Nhà không nên quá “kín cổng cao tường” mà nên chừa những khoảng hở để cho nắng gió được lưu thông tốt hơn. Không nên trồng nhiều loại cây um tùm che kín cổng và nên lưu ý chặt tỉa bớt cây cối xung quanh để cổng luôn rộng rãi, sáng sủa. Từ cổng vào nhà nên tạo khoảng không gian rộng rãi, bằng phẳng tạo minh đường sáng sủa giúp khí lưa thông vào nhà được tốt hơn.Để hóa giải sát khí khi xưởng sản xuất ở cạnh nhà ở, gia chủ có thể dùng hàng cây và cần phải trồng ngay sát góc nhọn công xưởng chiếu vào thì độ hóa giải của cây nhất định tốt hơn là để hàng cây gần ngôi nhà.

Hỏi: Gia chủ sinh năm 1968, làm cổng nhà hướng ra phía Đông hay Bắc liệu có được không? Mặt khác, nhà lại có một xưởng gỗ để gần sát nhà với phía góc nhọn của xưởng chiếu vào nhà đang ở.

Vậy xin hỏi, chủ nhà có thể dùng hàng cây để hóa giải góc nhọn này không? Mong chuyên gia tư vấn giúp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trần Văn Hòa (Tp.HCM)

xuong f79c Cách hóa giải cho nhà ở cạnh xưởng sản xuất
Trồng hàng cây ngay sát góc nhọn công xưởng chiếu vào nhà để hóa giải
sát khí (ảnh minh họa)

Trả lời:

Gia chủ sinh năm 1968 tức quẻ chủ mệnh Khôn thuộc Tây tứ mệnh. Theo phong thủy, chủ nhân cần chú ý là không nên quay cửa hoặc cổng vào các hướng Đông và Bắc. Bởi 2 hướng này không hợp. Cụ thể, hướng Bắc – tuyệt mạng còn hướng Đông – Họa Hại. Thay vào đó, gia chủ nên mở cổng ở góc đường lấy hướng nhà Đông Bắc thì sinh khí sẽ tốt hơn nhiều, đó là điều rất cơ bản về Bát Trạch.

Trường hợp với cấu trúc nhà có bố trí xưởng sản xuất ngay sát thì về cơ bản không ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên nên hạn chế để tránh tiếng ồn, hoặc va chạm… Hơn nữa, chủ nhân lại thiết kế góc nhọn chiếu vào nhà cũng không tốt, việc này sẽ tạo thành sát khí cho chính tòa nhà mình đang ở.

Để hóa giải sát khí trong trường hợp này, gia chủ có thể dùng hàng cây và cần phải trồng ngay sát góc nhọn công xưởng chiếu vào thì độ hóa giải của cây nhất định tốt hơn là để hàng cây gần ngôi nhà. Có lẽ trước đó chủ nhà đã không để ý đến yếu tố phong thủy, còn nếu để ý, gia chủ bố trí lại cấu trúc nhà có thể giúp thay đổi.

Công ty xây dựng nhà trọ


Đơn giá nhân công xây dựng hoàn thiện

Đơn giá nhân công xây dựng hoàn thiện có ba hình thức phổ biến là: 1: Giao khoán trọn gói, 2: giao khoán phần xây dựng nề, 3: Nhân công thực hiện từng công đoạn trong xây dựng nhà ở
1. Gói nhân công xây dựng phần nề:
Giao khoán nhân công xây dựng phần nề, chủ nhà tự mua vật tư là hình thức xây dựng nhà ở phổ biến ở Hà Nội. Cách này phù hợp với các công trình xây dựng đơn giản, nhà dân khối lượng ít.
Đơn giá nhân công xây dựng năm 2016: 1.000.000 đ – 1.250.000 đ /m² xây dựng
+ Đơn giá trên chỉ bao gồm thi công phần nề, điện, cấp thoát nước.
Đã bao gồm cả coppha, dàn giáo, công đào đất móng có máy trộn bê-tông, máy cẩu tời, máy cắt, máy khoan, máy đầm…)
+ Không bao gồm thi công phần mộc và bề mặt thang, sơn bả matít
Ghi chú:
Đối với các công trình biệt thự, biệt thự lâu đài, nhà lô phố nhiều mặt thoáng đơn giá sẽ cao hơn
Đơn giá sẽ biến động phụ thuộc vào diện tích xây dựng, yêu cầu vật tư phát sinh từ phía chủ đầu tư… Diện tích càng nhỏ thì đơn giá càng cao và ngược lại, nhiều khu phụ, nhiều gờ phào chỉ, địa điểm thi công, thiết kế đặc biệt, … cũng là nguyên nhân làm biến động đơn giá nhân công xây dựng
Đơn giá trên đã bao gồm toàn bộ chi phí ăn ở sinh hoạt của thợ tại công trình, máy móc thiết bị và các loại dụng cụ lao động xây dựng khác.
Đơn giá trên chỉ mang tính chất tham khảo! Và được thợ báo giá cụ thể sau khi đọc thiết kếhoặc nhận các thông số cần thiết.
2. Giao khoán trọn gói:
Với các công trình đòi hỏi sự phức tạp về chủng loại vật tư, khối lượng lớn… thì hình thức giao khoán trọn gói vẫn tối ưu hơn, hạn chế phát sinh trong xây dựng hơn…
3. Đơn giá nhân công xây dựng công trình diện tích lớn tính theo hạng mục
(cụ thể sau đây là đơn giá để tiện tham khảo tính chi phí):
Khoa học chứng minh, tác động của phong thủy góp phần không nhỏ ảnh hưởng tới sức khỏe, công dành, tài lộc, hạnh phúc của cuộc sống con người. Vận dụng phong thủy theo một cách có chừng mực, khoa học thì chúng ta sẽ đạt được những điều tốt lành, vận may và ngược lại, lạm dụng thái quá sẽ gây nhiều phiền hà với tâm lý bất an và khó chịu.
Bởi vậy, mặc dù có thể đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về phong thủy nhưng khi bắt đầu thi công xây dựng nhà cửa các gia chủ vẫn thường lúng túng trong việc tiến hành đúng tuần tự các bước theo đúng nguyên tắc phong thủy. Chính vì vậy chúng tôi xin nếu ra mấy điều căn bản nhất để bạn và gia đình có thể tham khảo như sau:
– Xem ngày giờ động thổ và người đứng ra làm nhà có được tuổi xây dựng nhà hay không. Trong trường hợp bắt buộc phải tiến hành thi công xây dựng khi chủ nhà không được tuổi thì có thể mượn tuổi người khác cho phù hợp.
– Xem hướng cửa chính hợp với tuổi của gia chủ. Ví dụ, gia chủ sinh năm 1980, cửa chính có thể quay về các hướng: Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Nam (Phục Vị); Tây (Thiên Y);
– Xây dựng bếp nấu phải tuân theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát”. Nghĩa là đặt tại điểm xấu, quay mặt về một trong bốn hướng tốt của gia chủ. Tránh đặt bếp dưới cầu thang, dưới nhà vệ sinh hay thẳng cửa nhà vệ sinh mở ra và đường nước đi dưới bếp vì hỏa kỵ thủy.
– Tra kích thước của cửa đi, cửa sổ, cửa phòng đúng theo cung tốt của thước Lỗ Ban.
– Số bậc cầu thang có 4 cung Sinh – Lão – Bệnh- Tử, nếu là nhà tầng thì lưu ý tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải là cung “Sinh”.
– Xác định “Trung cung” của ngôi nhà để tránh đặt cầu thang, vệ sinh đúng vào khu vực đó.
– Hướng cấp nước vào phải là bên trái của ngôi nhà, hướng thoát nước ra bên phải (đứng bên trong nhà nhìn ra).
Kiêng kỵ khi thi công xây nhà
Nếu cao thấp không đều, cao đè thấp. Nhà bên trái có thể cao hơn nhà bên phải, tuyệt đối không cho nhà bên phải cao hơn nhà bên trái. Tập tục quy định: tả thanh long hữu bạch hổ, thà rằng để thanh long cao vạn trượng, chứ không cho bạch hổ ngẩng đầu lên. Trong cùng một sân, dù là nhà của mình, cũng không được phòng bên lớn hơn và cao hơn phòng chính, phòng trước không được cao hơn phòng sau, nếu không đầy tớ sẽ khinh chủ.
Trước nhà không được có ngôi nhà đổ nát dù có người ở hay không. Có nhà đổ nát trước cửa khiến người ta mất hướng: Nhà đổ nát có nhiều vi khuẩn; nhà bỏ hoang dễ là nơi của kẻ lang thang trú ngụ; nhà xiêu vẹo dễ đổ sập, trẻ nhỏ chơi trong đó rất nguy hiểm. Ngoài ra, nhà bỏ hoang khiến người ta sẽ nằm mơ thấy ma quỷ, dễ bị ảo giác.
Cổng nhà ở đối diện với góc nhà người khác, không tốt.
Nếu góc của tường vây (tường rào) nhà người khác chĩa vào cửa nhà mình, thì gọi là “nê tiêm sát”. Nếu góc tường chĩa vào bên trái nhà, thì bất lợi cho đàn ông; nếu góc tường chĩa vào bên phải, thì bất lợi cho đàn bà.
Nhà kiểu chữ bát: mồ côi, nghèo khổ, nhiều tật bệnh.

Công ty xây dựng nhà